Wikia Nhật Bản
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 36: Dòng 36:
   
 
===Phân biệt đối xử===
 
===Phân biệt đối xử===
Xã hội Nhật được cho là một xã hội đôi khi khá khắt khe và gây nhiều cản trở cho người nước ngoài, rõ ràng nhất là khi bạn bắt đầu đi làm. Ví dụ như với những chế độ phúc lợi xã hội như [[bảo hiểm thất nghiệp]], [[lương hưu]], người nước ngoài bị bắt buộc đóng phí như người Nhật nhưng lại thiệt thòi hơn nhiều khi hưởng những chế độ đó. Cụ thể hơn, khi đi làm bạn phải đóng một khoản nhất định cho bảo hiểm thất nghiệp, và đến khi nghỉ việc, sau 3 tháng mới có thể nhận tiền trợ cấp. Tuy nhiên, nếu sau 3 tháng mà không tìm được công việc mới, bạn sẽ bị tước visa và buộc phải về nước.
+
Xã hội Nhật được cho là một xã hội đôi khi khá khắt khe và gây nhiều cản trở cho người nước ngoài, rõ ràng nhất là khi bạn bắt đầu đi làm. Ví dụ như với những chế độ phúc lợi xã hội như [[Bảo hiểm thất nghiệp]], [[Lương hưu]], người nước ngoài bị bắt buộc đóng phí như người Nhật nhưng lại thiệt thòi hơn nhiều khi hưởng những chế độ đó. Cụ thể hơn, khi đi làm bạn phải đóng một khoản nhất định cho bảo hiểm thất nghiệp, và đến khi nghỉ việc, sau 3 tháng mới có thể nhận tiền trợ cấp. Tuy nhiên, nếu sau 3 tháng mà không tìm được công việc mới, bạn sẽ bị tước visa và buộc phải về nước.
   
 
==Thuận lợi==
 
==Thuận lợi==

Phiên bản lúc 07:52, ngày 11 tháng 2 năm 2014

1200 1

Khó khăn

Chi phí

Khó khăn lớn nhất phải kể đến đối với du học Nhật Bản là chi phí cao. Những sinh viên nhận được học bổng trọn gói trước khi du học thì có thể yên tâm do mức học bổng của chính phủ Nhật hay các tổ chức tư nhân nói chung đều bao gồm học phí và sinh hoạt phí ở mức có thể đủ để trang trải cho một cuộc sống tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, những sinh viên du học tự túc mà không nhận được sự hỗ trợ kinh tế nào sẽ phải xây dựng một kế hoạch tài chính cụ thể để có thể theo học đến cùng. Cần nghiên cứu kỹ học phí, sinh hoạt phí tốn bao nhiêu, tránh lập kế hoạch với lối suy nghĩ đơn giản là sẽ lấy học bổng hay tiền đi làm thêm ở nơi du học để trang trải mọi chi phí.

Average price Japan

Chi phí sinh hoạt trong 1 tháng của sinh viên nước ngoài (bao gồm cả tiền học), chi phí sinh hoạt ở Tokyo cao hơn nhiều so với các địa phương khác. (Theo Jasso 2011)


Cac khoan chi tieu

Trung bình các khoản chi tiêu trong một tháng của sinh viên nước ngoài. (Theo Jasso 2011)

Học phí của các trường đại học quốc lập không phân biệt theo ngành học, do Chính phủ quy định và bằng 60% mức học phí trung bình của các trường tư lập. Tại các trường tư lập, mức học phí rất khác nhau theo trường và ngành học. Ngoài tiền học phí, trong năm đầu tiên, sinh viên còn phải trả một khoản tiền nhập học trung bình vào khoảng 280.000 yên. Học phí của các trường trung cấp rất khác nhau, tùy theo ngành học. Nhìn chung, không có sự khác biệt quá lớn với các trường đại học. Tại các trường tư lập, mức chi phí cho năm thứ nhất từ 981.000 yên (ngành gia chánh) đến 1.388.400 yên (ngành kỹ thuật y tế). Học phí tại trường tiếng Nhật cũng dao động trong một biên độ khá lớn.

Chi phí sinh hoạt tại các thành phố lớn như Tokyo, Osaka là rất cao trong khi tại các địa phương có thể thấp hơn và cuộc sống cũng thoải mái hơn. Ngoài những chi phí này, nếu bạn phải tự lo toàn bộ sinh hoạt, chi phí để ổn định cuộc sống ban đầu tại Tokyo bao gồm thuê nhà, mua sắm nội thất... là khoảng 300.000 yên.Con số trung bình phản ánh mức độ đắt đỏ của sinh hoạt tại Nhật Bản, nhưng cũng không phải không có cách tiết kiệm. Vấn đề là làm sao chi tiêu hợp lý để đảm bảo được yêu cầu số một là học tập.

Giá cả chung bình một số mặt hàng (Tỉ giá: $1 = ¥90)
Gạo (5 kg) ¥ 1,896 (US$21.1) Coca Cola (lon 500 ml) ¥ 96 (US$1.1)
Bánh mỳ (1 kg) ¥ 411 (US$4.6) Bánh Hamburger ¥ 150 (US$1.7)
Sữa (1000 ml) ¥ 193 (US$2.1) Xăng (1 lít) ¥ 146 (US$1.6)
Trứng (10 quả) ¥ 209 (US$2.3) Giấy vệ sinh (12 cuộn) ¥ 269 (US$3.0)
Táo (1 kg) ¥ 444 (US$4.9) Vé xem phim ¥ 1758 (US$19.5)
Bắp cải (1 kg) ¥ 157 (US$1.7) Taxi ¥ 629 (US$7.0)

Ngôn ngữ

Một khó khăn thứ hai là hàng rào ngôn ngữ. Tiếng Anh khá thông dụng tại bậc sau đại học nhưng ở bậc đại học, trừ một số chương trình quốc tế, các bài giảng và tài liệu đều dùng tiếng Nhật. Ngoài ra, tiếng Nhật còn được dùng ở hầu hết các hội thảo khoa học và các tạp chí trong nước. Tiếng Nhật cũng sẽ cần thiết cho bạn trong đời sống sinh hoạt do khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ của người Nhật không cao. Mặc dù vốn từ Hán Việt có thể giúp chúng ta nắm bắt nhanh hơn hệ thống ký tự Kanji và từ vựng, nhưng tiếng Nhật vẫn là một ngoại ngữ khó học đối với người Việt. Để có thể nhanh chóng hoà đồng và bắt nhập với cuộc sống học tập tại Nhật Bản, bạn cần nỗ lực để tự chuẩn bị vốn tiếng Nhật cho mình.

Những sinh viên theo học các khoá học quốc tế sau đại học sẽ học ngay vào chương trình thạc sĩ hoặc tiến sĩ bằng tiếng Anh nên môi trường và điều kiện học tiếng Nhật là rất hạn chế. Những sinh viên bậc học này nhưng có thời gian một năm làm nghiên cứu sinh (Research Student - Kenkyusei) có thể tham dự các khoá học tiếng Nhật ngắn hạn và nếu kiên trì, có thể đạt tới trình độ giao tiếp được bằng tiếng Nhật trong sinh hoạt hàng ngày.

Với sinh viên bậc đại học thì ngoại trừ một số ít các khoá học quốc tế, đều phải học tiếng Nhật tập trung trong thời gian một năm tại các khoá dự bị đại học. Sinh viên cao đẳng và trung cấp cũng phải theo các khoá học tương tự. Trường hợp bạn muốn tự chuẩn bị tiếng Nhật tại Việt Nam thì phải tiến hành rất sớm và thử sức qua kỳ thi năng lực tiếng Nhật tổ chức hàng năm. Nói chung, bạn phải đạt được chứng chỉ tiếng Nhật cấp 1 mới có thể đảm bảo tiếp thu được nội dung học tại các trường đại học và cao đẳng.

Thủ tục

Những yêu cầu về du học Nhật Bản đã được nới lỏng trong vòng khoảng 5 năm trở lại đây để tạo điều kiện dễ dàng hơn cho du học sinh, nhưng vẫn còn rắc rối. Những thủ tục phải làm khi sinh hoạt và học tập tại Nhật Bản cũng gây không ít phiền phức cho các du học sinh. Cho đến nay, Nhật Bản vẫn chưa có được một chính sách đồng bộ và cởi mở để tiếp nhận du học sinh. Những khó khăn trong điều kiện tiếp nhận làm số trường đại học tích cực trong việc thu hút sinh viên quốc tế chưa nhiều. Việc thiếu thông tin và các cơ sở cung cấp dịch vụ du học cũng làm cho du học Nhật Bản trở nên càng khó tiếp cận đối với sinh viên Việt Nam.

Phân biệt đối xử

Xã hội Nhật được cho là một xã hội đôi khi khá khắt khe và gây nhiều cản trở cho người nước ngoài, rõ ràng nhất là khi bạn bắt đầu đi làm. Ví dụ như với những chế độ phúc lợi xã hội như Bảo hiểm thất nghiệp, Lương hưu, người nước ngoài bị bắt buộc đóng phí như người Nhật nhưng lại thiệt thòi hơn nhiều khi hưởng những chế độ đó. Cụ thể hơn, khi đi làm bạn phải đóng một khoản nhất định cho bảo hiểm thất nghiệp, và đến khi nghỉ việc, sau 3 tháng mới có thể nhận tiền trợ cấp. Tuy nhiên, nếu sau 3 tháng mà không tìm được công việc mới, bạn sẽ bị tước visa và buộc phải về nước.

Thuận lợi

Điểm hấp dẫn nhất của du học Nhật Bản là môi trường sư phạm - nơi cung cấp cho bạn cơ hội tiếp cận với kỹ thuật và khoa học tiên tiến. Các trường đại học Nhật Bản đào tạo rất nhiều lĩnh vực chuyên môn. Dù trong lĩnh vực điện tử, văn hoá Nhật Bản hay quản trị kinh doanh quốc tế, sinh viên du học tại Nhật Bản đều có thể tìm thấy những chuyên ngành mà mình quan tâm. Dù có nhiều cách đánh giá khác nhau, các trường đại học hàng đầu của Nhật Bản hiện vẫn có chất lượng đào tạo cao tại châu Á.

Văn hoá và xã hội Nhật Bản hiện đại là sự hoà nhập giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại, giữa Đông và Tây. Sự tương đồng trong văn hoá Nhật Bản và Việt Nam giúp bạn nhanh chóng hoà nhập, trong khi sự khác biệt cho bạn một cái nhìn mới mẻ. Việc tiếp cận và học hỏi từ văn hoá và con người Nhật Bản sẽ mang lại nhiều cơ hội cho bạn trong công việc sau khi du học.

Chính phủ Nhật Bản nhận thức rõ ý nghĩa của việc tiếp nhận sinh viên nước ngoài như một phần đóng góp của Nhật Bản cho sự phát triển quốc tế và thúc đẩy quan hệ hữu nghị với các quốc gia khác. Có lẽ Nhật Bản là quốc gia có sự ưu đãi lớn nhất đối với du học sinh so với sinh viên bản địa. Số lượng học bổng ngày càng tăng, cơ chế quản lý và giúp đỡ sinh viên quốc tế tại các trường đại học được cải thiện, chế độ thi cử và chỉ tiêu được ưu tiên, học phí được miễn giảm và sinh hoạt được tạo điều kiện. Sự hỗ trợ của các tổ chức tư nhân và xã hội cũng có ý nghĩa thiết thực.

Tài liệu tham khảo

  1. Sổ tay du học Nhật Bản, VYSA Kanto.
  2. Student Guide to Japan, JASSO.