Wikia Nhật Bản
Advertisement

Tính năng cơ bản

Tập tin:Legend.png

(1) Đánh tên bài muốn viết rồi click vào nút để viết bài mới. (2) Nơi thảo luận về bài viết hiện tại. (3) Nội dung bài viết hiện tại. (4) Sửa đổi bài viết hiện tại. (5) Xem các phiên bản trước của bài viết hiện tại. (6) Tìm kiếm các bài viết đã có trên wiki.

Đặt mục tiêu

Viết ở dạng {{progress|n|x}}

Trong đó n là số từ cần đạt, x là số hình ảnh cần đạt.

Trong hình chụp ở trên, vùng thanh màu xanh lá cây là thể hiện của tiến độ. Màu này sẽ thay đổi tùy theo bao nhiêu phần trăm đã làm xong.

Tải tài liệu

Ở bên tay trái, trong vùng màu hồng có mục **Tải tập tin lên**

Tuy nhiên dùng tải nhiều tập tin một lúc bằng trang sau tiện hơn:

http://wiki.vysajp.org/%C4%90%E1%BA%B7c_bi%E1%BB%87t:MultipleUpload

Sau đó, để đưa liên kết đến tài liệu, viết mã dạng như sau: [[Tập tin:Tập tin.jpg]]

Chèn ảnh cũng sử dụng dạng tương tự.

Mã wiki cơ bản

Về cơ bản, bạn không nhất thiết phải biết wiki code để có thể sự dụng và viết bài trên VYSAPEDIA. Hãy cứ mạnh dạn viết và trình bày theo khả năng của mình, phần trình bãy hãy để người khác sửa giúp bạn. Tuy nhiên nếu bạn muốn học wiki code thì phần dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng làm quen với ngôn ngữ của wiki.

Viết đậm viết nghiêng

Để viết nghiêng, đặt văn bản vào giữa 4 dấu phẩy trên (dấu nháy) như sau:

''chữ cần viết nghiêng''

Ví dụ mã sau:

''vật lý học''

Cho ra

vật lý học

Để viết đậm, đặt văn bản vào giữa 6 dấu phẩy trên (dấu nháy) như sau:

'''chữ cần viết đậm'''

Ví dụ mã sau:

'''vật lý học'''

Cho ra

vật lý học

Để viết vừa đậm vừa nghiêng, dùng 10 dấu phẩy trên.

Liên kết tới bài khác

Các bài viết ở Vysapedia đều thường chứa link liên kết các đến bài viết khác. Mã wiki sử dụng để tạo liên kết đó là hai dấu ngoặc vuông:

[[Tên bài viết]]

Ví dụ mã sau:

[[Đại học Tokyo]]

Cho ra

Đại học Tokyo

Nếu liên kết hiện ra màu đỏ, nghĩa là trong Vysapedia chưa có bài nào với tên như vậy. Nếu liên kết hiện ra màu xanh, nghĩa là đã có bài như vậy rồi.

Đề mục

Một bài viết dài nên được chia làm nhiều mục. Việc chia thành các mục giúp làm bài viết có cấu trúc hợp lý, độc giả dễ theo dõi, đồng thời việc sửa đổi thuận tiện do chỉ cần ấn vào nút [sửa] của mục để sửa mục này thay cho sửa cả bài.

Thông thường, chúng ta thêm một mục trong bài bằng cách viết hai dấu bằng vào đầu và cuối đoạn cần làm đề mục

==Tên mục==

ở trên đầu của mục; trong đó Đề mục lớn là tên của mục.

Nếu muốn thêm mục con, viết thêm dấu "=" vào hai bên tên mục con. Ví dụ:

===Đề mục nhỏ===

tương tự

====Đề mục nhỏ hơn====

Thể loại (Category)

Mỗi bài viết trong một trang wiki luôn luôn phải thuộc ít nhất một thể loại (category) để tiện cho việc quản lý cũng như tìm kiếm. VD:

Để gán 1 bài viết cho một thể loại nhất định, bạn hay sử dụng cú pháp như sau ở cuối mỗi bài viêt: [[Category:tên thể loại]]

Ví dụ:

[[Category:trường đại học]]
[[Category:trường cao đẳng]]
[[Category:trường tiếng Nhật]]

Lưu ý: các thể loại thông thường đã được tạo sẵn bới admin, do đó trước khi gán thể loại cho một bài viết, bạn hãy kiểm tra xem thể loại đó đã có sẵn chưa để điền tên cho đúng. Bạn có thể xem danh sách các thể loại tại Category:Main

Xuống hàng

Khi viết mã wiki, nếu bạn xuống 1 hàng, kết quả hiển thị sẽ vẫn cùng dòng. Muốn hiển thị xuống hàng, ví dụ viết đoạn văn mới, xin xuống hàng 2 lần khi viết mã wiki.

Ví dụ:

Đoạn 1

Đoạn 2

sẽ cho:

Đoạn 1

Đoạn 2

Danh sách liệt kê

Để tạo các danh sách liệt kê, xin chú ý dùng hai mã cơ bản sau:

Liệt kê hoa thị

Dạng liệt kê này dùng ký tự "*" viết ở đầu dòng.

Ví dụ:

*ý 1
*ý 2

sẽ cho:

  • ý 1
  • ý 2

Có thể tạo ra liệt kê con trong liệt kê lớn bằng cách viết 2 hay nhiều dấu "*" tùy cấp độ.

Ví dụ:

*ý 1
**ý 1.1
**ý 1.2
*ý 2
**ý 2.1
***ý 2.1.1

sẽ cho:

  • ý 1
    • ý 1.1
    • ý 1.2
  • ý 2
    • ý 2.1
      • ý 2.1.1

Liệt kê số

Dạng liệt kê này dùng ký tự "#" viết ở đầu dòng và cho ra số thứ tự.

Ví dụ:

#ý 1
#ý 2

sẽ cho:

  1. ý 1
  2. ý 2

Có thể tạo ra liệt kê con trong liệt kê lớn bằng cách viết 2 hay nhiều dấu "#" tùy cấp độ.

Ví dụ:

#ý 1
##ý 1.1
##ý 1.2
#ý 2
##ý 2.1
##ý 2.2

sẽ cho:

  1. ý 1
    1. ý 1.1
    2. ý 1.2
  2. ý 2
    1. ý 2.1
    2. ý 2.2

Gióng hàng

Nếu bạn muốn bắt đầu đoạn văn với các nội dung bị lùi vào bên phải, đừng viết khoảng trống (space) vào đầu. Nếu viết khoảng trống vào đầu, đoạn văn sẽ bị hiển thị ra như đoạn mã. Thay vào đó, chúng ta dùng dấu hai chấm, ":", ở đầu.

Ví dụ:

:Đây là đoạn văn bị lùi vào 1 hàng

sẽ cho:

Đây là đoạn văn bị lùi vào 1 hàng

Muốn lùi vào nhiều hàng, thêm nhiều dấu hai chấm.

Ví dụ:

::::Đây là đoạn văn bị lùi vào 4 hàng

sẽ cho:

Đây là đoạn văn bị lùi vào 4 hàng

Gióng hàng có thể kết hợp với liệt kê danh sách.

Ví dụ:

#ý 1
#:chú thích thêm
#ý 2

sẽ cho:

  1. ý 1
    chú thích thêm
  2. ý 2

Mã wiki nâng cao

Liên kết tới bài khác

Pipe trick

Kết nối tới bài khác có thể hiển thị theo tên khác tùy thích bằng mã:

[[khái niệm|tên hiển thị]]

Ví dụ mã sau:

[[Đại học Tokyo|東京大学]]

Cho ra

東京大学

Chúng ta thường gọi kỹ thuật này là "pipe-trick".

Nối đến mục trong bài

Kết nối chỉ tới một đề mục cần thiết trong bài:

[[Tên bài#Tên đề mục|tên hiển thị]]

Liên kết ngoài

Muốn tạo trong bài viết một liên kết đến trang mạng bên ngoài, dùng mã:

[http://trang_mạng_ngoài Mô tả về trang đó]

Ví dụ:

[http://www.wikimedia.org Trang chủ của Wikimedia]

sẽ cho:

Trang chủ của Wikimedia

Dạng chú thích

Có thể không cần mô tả về trang và để phần mềm tự động hiện ra liên kết ở dạng chú thích bằng mã:

[http://trang_mạng_ngoài]

Ví dụ:

Trang chủ của Wikimedia [http://www.wikimedia.org] là nơi giúp tìm hiểu về Wikimedia.

sẽ cho:

Trang chủ của Wikimedia [1] là nơi giúp tìm hiểu về Wikimedia.

Địa chỉ thuần

Viết thẳng địa chỉ trang ngoài mà không dùng mã gì sẽ cho liên kết đến trang ngoài và hiển thị địa chỉ này.

Ví dụ:

http://www.wikimedia.org

sẽ cho:

http://www.wikimedia.org


Vô hiệu mã wiki

Tất cả các mã wiki giới thiệu trong trang hướng dẫn này sẽ bị vô hiệu nếu dùng kết hợp <nowiki></nowiki>.

Ví dụ:

<nowiki>'''chữ vẫn không đậm'''</nowiki>

sẽ cho:

'''chữ vẫn không đậm'''
Advertisement