Wikia Nhật Bản
Advertisement

2700 5

Kyoto
Kyoto
Tỉnh Kyoto
Khu vực Kansai
Đảo Honshū
Website http://www.city.kyoto.jp


Giới thiệu chung[]

Phương tiện đi lại[]

Xem thêm: Hướng dẫn đường đến Kyoto.

Xe bus[]

Xe bus là phương tiện công cộng thuận lợi nhất khi đi chơi trong thành phố Kyoto. Lý do là các hãng tàu điện ngầm chỉ chạy một vài tuyến nhất định, các ga lại cách xa nhau, nên không phù hợp với việc di chuyển đến địa điểm mong muốn. Điểm thứ hai là di chuyển bằng xe bus khá rẻ, đặc biệt nếu bạn lên xuống trên 3 lần (cả đi lẫn về), do xe bus có loại vé 500 yên đi trong một ngày.

Trước khi đi xe bus, bạn nên có sẵn trong tay một bản đồ. Bản đồ xe bus có thể download trong mục các bản đồ thành phố Kyoto. Bản đồ xe bus này có thể xin được ở Ga Kyoto (Kyoto Station/Eki) hoặc Bến cuối Kita Ooji (Kitaoji bus terminal). Thi thoảng bạn cũng lấy được bản đồ xe bus này ở bộ phận sinh viên quốc tế (Foreign Student Division) của các trường đại học.

Bus Kyoto

Trước khi lên xe bus, bạn cũng cần biết qua về loại xe bus ở Kyoto và sơ lược cách vận hành của nó. Bên phải là hình vẽ minh họa hình dáng xe bus và các bộ phận mà hành khách cần biết. Xe bus ở Kyoto là lên từ đằng sau xe và xuống ở đằng trước. Mỗi khi sắp dừng tại bến nào, xe đều có thông báo tên (bằng tiếng Nhật). Những trạm dừng quan trọng (địa điểm thăm quan, bến tàu) thường có thêm hướng dẫn tiếng Anh. Xe bus đều được đánh số thể hiện các tuyến đường xe chạy.

Giao thông ở Nhật chiều thuận là bên trái. Do đó để bắt xe bus bạn cần đón tại bến phía trái của hướng cần đến. Cùng một thời điểm luôn có hai tuyến xe bus cùng số nhưng chạy ngược nhau. Bạn chỉ cần sang bên kia đường là bắt được tuyến xe bus đi về phía ngược lại. Ví dụ: 206 chạy từ Kyoto Station về Kita Ooji có ghé qua Kyodai-seimon-mae (cổng chính Kyoto University). Đôi khi bạn phải đổi xe bus vài lần mới đến được địa điểm mong muốn. Trong trường hợp phải đổi, nếu bến xe bus bạn xuống không có số xe cần đến, thì bạn nhớ đi bộ đến ngã tư hoặc các trạm xe bus khác liền kề để tìm.

Bus Kyoto Ticket machine

Trừ loại vé một ngày hay vé đặc biệt, còn lại lên xe không phải mua vé mà thanh toán bằng tiền. Trả tiền trước khi xuống xe tại máy đếm ngay cạnh tài xế. Nếu không có tiền xu đủ thì bạn phải đổi tại máy đổi tiền tự động ngay sát tài xế. Máy này chỉ nhận tiền giấy 1000 yên và các xu lớn hơn 50 yên (xu 50, 100, 500 yên), nên bạn cần phải đảm bảo có đúng loại tiền này trước khi lên xe bus. Ví dụ nếu có tờ 10000 yên thì bạn cần đổi trước khi lên xe, hoặc mua tạm món đồ nào đó tại conbini để lấy tiền lẻ. Mỗi lần 220 yên đối với người lớn và 110 đối với trẻ em (từ 6 đến 12 tuổi). Vé 500 yên có thể lên xuống bao nhiêu lượt cũng được trong nội đô một ngày. Tuy nhiên nếu đi xa khỏi khu trung tâm, ví dụ đến Shugakuin hoặc Arashiyama, thì bạn không sử dụng được loại vé một ngày này.

Để bắt xe bus, bạn phải đảm bảo mình lên đúng bến bằng cách tra trên bản đồ. Ngoài ra, tại mỗi bến xe bus đều có bản đồ mô tả lộ trình và thời gian xe bus sẽ đến, bạn sẽ tra cứu để biết để đến địa điểm trên tuyến đó thì lên xe số mấy và bao giờ có chuyến kế tiếp. Khi muốn dừng ở địa điểm nào thì bạn nên bấm chuông xin xuống khi sắp đến bến đó.

Một số lưu ý quan trọng bạn cần nhớ là: Bạn nhớ xếp hàng khi đến lượt. Trên xe bus có ghế ưu tiên, nếu xe đông thì bạn cần nhường các ghế đó cho đối tượng ưu tiên (người già, phụ nữ có mang, người tàn tật, người bị bệnh, trẻ em). Xe bus cũng sẽ không dừng cho khách lên xuống dọc đường hay ở ngã tư (đôi khi ở Việt Nam có gặp).

Tàu điện[]

Mua sắm[]

Đi chợ[]

Đồ ăn của Nhật tại các thành phố đa phần đều bán tại các siêu thị. Giá cả siêu thị ở Nhật tương đối giống nhau, thường đắt hơn ở nhà 5-10 lần. Ở Nhật cũng có nhiều loại rau củ quả giống như Việt Nam, chẳng hạn đôi khi ở Kyoto bạn còn mua được cả rau muống, chân giò, thịt vịt. Nước Nhật cũng là một quốc gia trồng và tiêu dùng gạo, nên các món ăn thường ngày cũng khá giống Việt Nam.

Nếu khéo đi chợ, bạn có thể tiết kiệm được một phần ngân sách chợ búa. Ví dụ, ở gần Hyakumanben (nơi có khoảng 20 sinh viên Việt Nam đang sinh sống) có hai siêu thị là Grace Tanaka và Nakamura. Grace Takana rất hay khuyến mãi nửa giá các loại thịt cá vào ngày thứ ba. Nakamura thì chuyên về các loại rau và đồ tươi. Nếu chịu khó đạp xe thêm một đoạn đến gần ga Eizai Mototanaka, bạn sẽ mua được nhiều đồ rau rẻ. Hoặc đồ ăn ở chợ Demachiyanagi tuy không tươi bằng hai siêu thị trên, nhưng giá cả bằng khoảng hai phần ba.

Ở Kyoto có khoảng 3 nơi bán các đồ nhập khẩu. Ở đó bạn có thể tìm mua được nước mắm, ớt, bún, nem, và các gia vị phổ biến khác. Hiệu MEIJI ở Sanjo là hiệu lớn nhất với rất nhiều đồ ăn nhập khẩu. Một hiệu khác JUPITER ở dưới tầng ngầm bãi đỗ taxi của Kyoto Station. Rẻ nhất là hiệu MAKI gần khu Kyodai, nằm trên đường đến ga Eizan Mototanaka.

Ngoài ra, bạn cũng sẽ tìm thấy được nhiều quán 100 Yên Lawson (trước kia là 99 Yên). Đồ ăn ở đây bán rất rẻ, rẻ bằng nửa hoặc hai phần ba so với mua trong các siêu thị.

Quán ăn[]

Nếu có bạn bè đến Kyoto chơi, bạn có thể dẫn lên Sanjo. Ở đây có quán sushi Kappa khá ngon và rẻ (100 JPY/đĩa), ăn theo kiểu chọn đĩa bằng băng chuyền. Nếu ăn vào buổi trưa các ngày trong tuần thì giá giảm 15%.

Ở khu Sanjo cũng có hiệu bánh pizza tabehodai (ăn pizza tự chọn). Bạn có thể ăn thoải mái pizza, mì pasta hay cà ri với giá chỉ 850 JPY. Ở tầng thượng tòa nhà Hankyu khu Shijo có quán tabehodai (ăn tự chọn) với giá 2000 JPY.

Đồ da dụng[]

Đồ gia dụng lặt vặt như chén bát, đũa, ổ cắm, thớt, dao, đa phần có thể tìm thấy được ở các cửa hàng 100 Yên. Đồ gia dụng mới và chất lượng tốt hơn, nhưng giá vẫn hợp lý, có thể mua ở hiệu Nikku (đối diện bờ sông Kamo, gần ga Demachiyanagi). Các cửa hàng HomeCenter (gần Demachiyanagi có một cửa hàng) bán đồ mới giá khá rẻ.

Một số vật dụng chuyên dụng khác như: nồi cơm điện, máy cạo râu, máy uốn tóc… có thể mua ở các cửa hàng điện tử như Kozima, Tanayama (xem phần Đồ điện tử ở dưới).

Đồ cũ như bàn ghế, giường, tủ, chén bát bạn có thể hỏi xin các anh chị em sắp về. Nếu có nhu cầu sớm, bạn có thể đến quán đồ cũ Gakusei Recycle hoặc Kyodai Renai gần khu Hyakumanben.

Đồ điện tử[]

Nhật Bản là đất nước của đồ điện tử. Người Nhật sản xuất rất nhiều các loại đồ điện tử dùng cho cuộc sống, từ TV, tủ lạnh, điều hòa cho đến máy cạo râu, máy rửa bát. Các sản phẩm điện tử tại Nhật chất lượng rất tốt và bền. Chính vì thế, giá cả có cao hơn so với đồ điện tử sản xuất tại Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Mã Lai.

Ở Nhật mua máy ảnh là rẻ nhất trên thế giới, từ hàng chuyên nghiệp DLSR cho tới dòng phổ thông ngắm và chụp (point-n-shot). Các hãng máy ảnh lớn nhất thế giới hiện nay đến từ Nhật Bản như Canon, Nikon, Sony, Olympus, Fujifilm. Máy ảnh Canon và Nikon là hai thương hiệu được ưa chuộng nhất hiện nay, dòng DLSR chiếm 90% thị phần, dòng ngắm và chụp chiếm hơn 50%.

Máy tính xách tay tại Nhật giá rất rẻ so với Châu Âu (như Pháp, Anh) nhưng đắt hơn so với Mỹ và các nước Châu Á (Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Hồng Kông). Ví dụ: một máy Sony VAIO ở Nhật chừng 1300 USD, ở Pháp 1600 USD, ở Mỹ 1200 USD. Tuy nhiên chất lượng và dịch vụ bảo hành tại Nhật rất tốt. Nhược điểm là đa phần bàn phím và hệ điều hành cài sẵn trong các máy tính đều bằng tiếng Nhật. Nếu bạn muốn mua máy tính có sẵn hệ điều hành và bàn phím tiếng Anh, tốt nhất là nên mua tại Việt Nam trước khi sang.

Cửa hàng điện tử lớn nhất Kyoto là BIC CAMERA cao 7 tầng nằm bên trái Ga trung tâm Kyoto Station. KOJIMA bên cạnh siêu thị Izumiya phía bắc Kyoto cũng là một cửa hàng có nhiều sản phẩm.

Tuy nhiên rẻ nhất bạn nên tìm đến các cửa hiệu điện tử ở Shijo (đối diện với lối vào khu mua sắm Teramachi). Ở đây rẻ và phong phú nhất là cửa hiệu TANIYAMA cao 6 tầng ở ngay bên phải lối vào. Một số phụ kiện lặt vặt cho máy tính (ổ cứng, thẻ nhớ, đĩa DVD) thì có thể đi sâu vào trong, tìm đến hiệu COMPRO. Nếu mua đồ máy ảnh, gồm cả cũ và mới thì có thể đến hiệu NANIWA CAMERA. Ở đây cũng có một cửa hiệu đồ chơi cao 5 tầng rất rộng rãi.

Một kinh nghiệm mua đồ rẻ, là bạn nên tham khảo cấu hình và tính năng tại các cửa hảng xem có ưng hay không. Sau đó về nhà đặt hàng mua đồ qua mạng. Hàng qua mạng rẻ hơn, do các công ty bán hàng không phải thuê mặt bằng và nhiều nhân viên. Website www.kakaku.com so sánh giá các mặt hàng tại các cửa hàng tại khắp Nhật Bản. Bạn chỉ cần chọn một công ty rồi đặt hàng, chỉ khoảng 2-4 ngày là sẽ nhận được. Nếu không có thẻ tín dụng hoặc tài khoản ngân hàng, bạn có thể chọn hình thức giao hàng – trả tiền (COD: cash on delivery) rất tiện lợi.

Quần áo[]

Ở Nhật thời tiết lạnh hơn Việt Nam. Kyoto vào mùa đông còn có tuyết nhẹ. Mùa hè thì nắng nóng không kém gì Hà Nội hay TP. HCM. Thế nên nếu không chuẩn bị đủ quần áo, bạn có thể tìm mua tại Nhật. Quần áo giá cả phải chăng có thể tìm thấy ở siêu thị QNAT và siêu thị Izumiya . Cả hai siêu thị này khá gần nhau, nằm ở phía Bắc Kyoto.

Trên các phố đi bộ trung tâm nối liền Sanjo và Shijo, có rất nhiều cửa hàng cửa hiệu thời trang. Quần áo ở đây rất đa dạng về mẫu mã và chủng loại, rất được thanh niên Kyoto ưa mặc. Một cửa hiệu giá khá hợp lý là Chicago.

Nhiều bạn đặt đồ qua mạng với giá rẻ bằng nửa hoặc hai phần ba so với ở shop. Một trang web đặt hàng khá tiện lợi là: www.rakuten.co.jp

Đồ lưu niệm[]

Kyoto là mảnh đất của các sản phẩm lưu niệm đặc trưng Nhật Bản. Rất nhiều người đến Kyoto chỉ để mua đồ lưu niệm, do các mặt hàng này ở Kyoto được chế tác tinh xảo, chất lượng tốt và giá thành tương đối rẻ. Bạn có thể tìm thấy chúng ở khu phố đi bộ Teramachi nối Sanjo-Shijo.

Gần các danh thắng của Kyoto như Chùa Vàng (Kinkakuji), Chùa Bạc (Ginkakuji), Chùa Thanh Thủy (Kyomizu) etc. cũng có một loạt cửa hiệu với giá cả khác nhau. Bạn nên tham khảo nhiều cửa hàng cùng một cửa hảng để tránh bị hớ.

Tài liệu tham khảo[]

  1. Hướng dẫn đi lại bằng phương tiện công cộng - Kyoto Handbook, Lưu Quang Hưng, VYSA Kyoto (Kyoto SVVN).
  2. Public transport in Kyoto, Kyoto city website.
  3. Mua sắm và chợ búa - Kyoto Handbook, Đỗ Thị Di Thiện, VYSA Kyoto (Kyoto SVVN).
  4. Hướng dẫn đường đến Kyoto, Nguyễn Mạnh Minh Toàn, VYSA Kyoto (Kyoto SVVN).
Advertisement